Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/931
Nhan đề: | Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh nhóm Βeta-lactam trong điều trị đợt cấp giãn phế quản tại Bệnh viện Phổi Vĩnh Long năm 2020-2021 |
Tác giả: | Trần, Ngọc Dung Nguyễn, Thị Thanh Xuân |
Từ khoá: | sử dụng kháng sinh bệnh phế quản bệnh viên phổi tỉnh Vĩnh Long |
Năm xuất bản: | 2022 |
Nhà xuất bản: | Đại học Tây Đô |
Tóm tắt: | Mở đầu: Bệnh giãn phế quản là tình trạng bất thường mạn tính của một hoặc nhiều phế quản. Các đợt cấp không dược điều trị thích hợp sẽ có thể gây nguy cơ suy giảm chức năng phổi. Thuốc kháng sinh là một trong những biện pháp can thiệp quan trọng được sử dụng để điều trị các đợt cấp giãn phế quản. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm sử dụng các kháng sinh trong nhóm Β-Lactam, đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các kháng sinh trong nhóm Β-lactam và xác định tỷ tệ sử dụng hợp lý các kháng sinh trong nhóm Β-lactam trong điều trị bệnh nhân đợt cấp giãn phế quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán là đợt cấp giãn phế quản, có sử dụng kháng sinh nhóm Β-lactam điều trị và có chỉ định nuôi cấy, định danh vi khuẩn và thử nghiệm trên kháng sinh đồ, điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Vĩnh Long năm 2020-2021. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 180 bệnh án nội trú dủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Trong đó phân nhóm penicilin là 52,22%, phân nhóm carbapenem là 5,56%. Thay đổi kháng sinh điêu trị lần 1: 25,56%; lần 2: 3,33%, lý do thay đổi thường gặp nhất là theo kết quả kháng sinh đồ (38,33%). Có 76 mẫu vi sinh phân lập được vi khuẩn, chủ yếu là P. aeruginosa (15,79%), S. aureus (17,11%), Burkholderia spp (15,79%). Độ nhạy cảm của P. aeruginosa với các KS Β- lactam còn khá cao: Với piperacilin + tazobactam (90,88%) và với imipenem + cilastatin (100%). Độ nhạy cảm của S. aureus với KS Β-lactam chiếm tỷ lệ trên 50% là Piperacilin + Tazobactam (58,87%) và Imipenem + Cilastatin (100%). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý chung của nhóm Β-lactam chiếm 15,56%. Trong đó, hợp lý về liều dùng (76,11%), hợp lý về khoảng cách dùng (60,56%), hợp lý về thời gian sử dụng (22,78%). Kết luận: Kháng sinh thuộc phân nhóm penicilin được sử dụng nhiều nhất (52,22%), phần lớn không thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị (71,11%). Tương tác thuốc chủ yếu ở mức độ vừa ( 63,33%). Các vi khuẩn được phân lập có độ nhạy với các KS Β-lactam còn khá cao: Với piperacilin + tazobactam (90,88%) và với Imipenem + Cilastatin (100%). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhóm Β-lactam hợp lý chung chiếm tỷ lệ thấp (15,56%). |
Định danh: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/931 |
Bộ sưu tập: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.18 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 18.118.151.112 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.