Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/929
Nhan đề: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021
Tác giả: Trần, Công Luận
Nguyễn, Kim Khánh
Từ khoá: sử dụng kháng sinh
đề kháng kháng sinh
bệnh viêm phổi cộng đồng
bệnh viện đa khoa
thành phố Cần Thơ
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Bối cảnh: Nhiễm trùng hô hấp nói chung, không chỉ là gánh nặng bệnh tật mà còn là bệnh lý nhiễm trùng có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Mục tiêu nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là một trong những bệnh viện tuyến đầu trong việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó việc tăng cường hiệu quả và chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh đồng thời nghiên cứu mô hình vi khuẩn gây bệnh, giảm tỷ lệ đề kháng và tăng nguồn kháng sinh dự trữ trong điều trị viêm phổi cộng đồng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, phải thường xuyên đánh giá về biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, khảo sát việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh nhân phối hợp đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân VPMPCĐ. Nhằm góp phần dễ dàng chẩn đoán và lựa chọn kháng sinh điều trị hợp lý từ đó làm giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của 332 bệnh nhân từ 40 tuổi đến trên 65 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy, với bệnh nhân viêm phổi, tỷ lệ lựa chọn phác đồ kháng sinh là 92,5% bệnh nhân được chỉ định điều trị phối hợp từ 2 kháng sinh trở lên trong đó có 7,8% bệnh nhân phải tăng bậc kháng sinh điều trị. Đa số các bệnh nhân mắc viêm phổi cộng đồng có thời gian điều trị ngắn đến trung bình từ 3 đến 10 ngày, trong đó 6 đến 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,1%. Kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn trong biểu đồ kháng sinh là amikacin (Aminoglycosis) có tỷ lệ nhạy cảm với vi khuẩn là 32,3%, ertapenem và imipenem có tỷ lệ nhạy cảm với vi khuẩn là 22,5%, ampicillin, ciprofloxacin và levofloxacin có tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh thấp nhất với tỷ lệ dưới 5%. Trong đó, nghiên cứu ghi nhận 42,5% vi khuẩn kháng ciprofloxacin và 40% kháng levofloxacin. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng kháng sinh không đúng theo khuyến cáo còn cao đến 12,7%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến giảm kết quả điều trị bao gồm: Có bệnh mắc kèm, bệnh nhân có những bệnh lý mạn tính đường hô hấp và tim mạch dễ mắc viêm phổi cộng đồng hơn những nhóm bệnh lý khác với tỷ lệ lần lượt là 36% và 32% hoặc có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện. Kết luận: Nghiên cứu là tiền đề đánh giá toàn diện việc sử dụng và phối hợp kháng sinh trong bệnh viện đối với VPCĐ giúp cơ quan quản lý, quản lí hiệu quả hơn việc sử dụng kháng
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/929
Bộ sưu tập: Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_2.01 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.148.117.240


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.