Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/775
Title: Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh, Thành phố Hồ Chí Minh
Authors: Bùi, Tùng Hiệp
Hoàng, Thị Thu
Keywords: sử dụng kháng sinh
viêm phổi cộng đồng
bệnh viện đa khoa
bệnh viện đa khoa An Sinh
thành phố Hồ Chí Minh
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc điểm bệnh viêm phổi ở trẻ em, thực trạng sử dụng kháng sinh và đánh giá hiệu quả sử dụng bằng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh, Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2019. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả, dựa trên số liệu và thông tin thu thập từ cỡ mẫu nghiên cứu là 190 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và phần mềm xử lý số liệu SPSS 22.0. Kết quả đạt được như sau: có 11 kháng sinh được sử dụng điều trị viêm phổi tại bệnh viện, gồm nhóm penicilin, penicilin/chất ức chế betalactamse, cephalosporin, aminosid và glycopeptid. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là các penicilin/chất ức chế betalactamse (56,30%). Có 11 phác đồ kháng sinh ban đầu được lựa chọn sử dụng (5 phác đồ đơn độc và 6 phác đồ phối hợp). Với bệnh nhân viêm phổi, tỉ lệ lựa chọn phác đồ đơn độc (94,06%) và phác đồ phối hợp (5,95%). Với bệnh nhân viêm phổi nặng, tỉ lệ lựa chọn phác đồ đơn độc (75,61%), phác đồ phối hợp (24,39%) và nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong phác đồ kháng sinh ban đầu là penicilin/chất ức chế βlactamase và C3G. Có 24,74% trường hợp thay đổi phác đồ điều trị. Số lần thay đổi trung bình là 1,38 ± 0,7 lần. Lý do chính dẫn đến việc thay đổi phác đồ là triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 51,06%) và lý do không cải thiện triệu chứng chiếm tỷ lệ là 19,15%. Thời gian bệnh nhân được điều trị với kháng sinh trung bình là 6,18 ± 0,53 ngày. Thời gian điều trị cũng như thời gian sử dụng kháng sinh tăng theo mức độ bệnh. Tỷ lệ phác đồ điều trị ban đầu không phù hợp tương đối cao 95,26%; ở bệnh nhân viêm phổi nặng phác đồ điều trị ban đầu không phù hợp chiếm trên 95%, chủ yếu sử dụng kháng sinh ampicilin/sulbactam và cephalosporin thế hệ 3. Có 120 trường hợp kháng sinh được kê liều không phù hợp: 84 kháng sinh được dùng có liều cao hơn khuyến cáo, 24 trường hợp thấp hơn khuyến cáo. Với bệnh nhân có chức năng thận bình thường, có 15 trường hợp kháng sinh được sử dụng không phù hợp về nhịp, trong đó ceftriaxon có nhịp cao hơn khuyến cáo nhiều nhất với tỷ lệ 7,50%, nhịp đưa thuốc thấp hơn khuyến cáo thuộc về hai kháng sinh: ampicilin, cefoperazon. Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, trong số 3 bệnh nhân có suy giảm chức năng thận, kháng sinh được sử dụng đều là gentamycin. Trong đó, có 2 trường hợp liều gentamycin cao hơn khuyến cáo chiềm 66,66%.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/775
Appears in Collections:Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_1.5 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 18.221.161.43


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.