Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/772
Title: | Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – Thành phố Hồ Chí Minh |
Authors: | Bùi, Tùng Hiệp Hà, Thị Thu Thủy |
Keywords: | rối loạn Lipid máu bệnh viện đa khoa bệnh viện An Sinh thành phố Hồ Chí Minh |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Nhằm mục tiêu khảo sát thực trạng quan điểm điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh và đánh giá hiệu quả hướng dẫn các khuyến cáo mới trong điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh năm 2019, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng điều trị và hiệu quả hướng dẫn điều trị rối loạn Lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh – TP.Hồ Chí Minh”. Đối tượng bác sĩ tham gia nghiên cứu là 17 bác sĩ (bao gồm 7 bác sĩ khoa Nội tổng hợp và 10 bác sĩ khoa Khám bệnh) và thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi khảo sát. Đối tượng là bệnh nhân được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang, lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu với tổng số bệnh nhân là 330 (165 bệnh nhân đợt 1 và 165 bệnh nhân đợt 2). Kết quả đạt được: Đa số bác sĩ tham gia khảo sát đều có tuổi đời trên 40 tuổi; 100% các bác sĩ tham gia nghiên cứu đều có trình độ chuyên môn từ BSCKI trở lên và chiếm phần lớn là các BSCKII (70,59%) và có kinh nghiệm lâu năm, bác sĩ có thời gian hành nghề trên 10 năm đạt 58,82%. Các bác sĩ chẩn đoán và điều trị RLLM chủ yếu theo hướng dẫn của ATP4 (70,59%). Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng mức LDL-C tối ưu nằm trong giới hạn nhỏ hơn 2,6 mmol/L (100 mg/dL). Đối với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao với điểm Score > 10%, đa số các bác sĩ đặt ra mục tiêu mức LDL-C nhỏ hơn 1,8 mmol/L (70 mg/dL). Tất cả các bác sĩ đều đồng thuận về mức Triglyceride (TG) cần sử dụng thuốc là 200 mg/dL đối với các trường hợp phòng ngừa viêm tụy cấp do tăng TG hoặc đối với bệnh nhân có nguy cơ cao. Thuốc statin cường độ trung bình được sử dụng chủ yếu, phần lớn các bác sĩ cho rằng đáp ứng của bệnh nhân đối với statin giảm là kém khi mức LDL-C giảm dưới 20%, trong khi lại đáp ứng tốt với liều statin trung bình khi mức LDL-C giảm trong khoảng từ 30-50%, có 82,35% bác sĩ cho rằng phối hợp Ezetimibe với statin trong quá trình điều trị sẽ giúp giảm thêm được 10-15% nồng độ LDL-C. Nhóm fibrat được ưu tiên chọn lựa khi bệnh nhân có nồng độ TG > 500 mg/dL. Đối với các trường hợp men gan tăng cao quá 3 lần thì cần dừng statin và đánh giá lại chức năng gan. Và trong quá trình điều trị bằng statin, triệu chứng đau cơ khớp là một trong những tác dụng phụ điển hình nhất mà các bác sĩ đề cập đối với bệnh nhân. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ở đợt 1 là 55,5 ± 15,8 và đợt 2 là 51,2 ± 23,4 tuổi. Trong đó ở cả hai đợt nghiên cứu, nhóm tuổi từ 40 – 65 tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu (70,30% và 72,12%). Có 187 bệnh nhân có thể trạng (BMI) đạt mức trung bình (56,67%), 93 bệnh nhân có thể trạng thừa cân (28,18%). Bệnh nhân có bệnh lý đi kèm chiếm 99,09%, phần lớn bệnh nhân nghiên cứu có từ 1-3 bệnh lí đi kèm, tăng huyết áp, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim lần lượt là 3 bệnh đi kèm chiếm tỷ lệ cao nhất. Phác đồ chủ yếu được sử dụng để điều trị RLLM là Statin đơn độc (92,42%). Tất cả bệnh nhân đều được chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán rối loạn lipid máu (RLLM) phù hợp với các hướng dẫn hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá nguy cơ tim mạch qua 2 giai đoạn lần lượt là 0% và 12,12%. Tỷ lệ bênh nhân được chỉ định thuốc hợp lý lần lượt là 87,88% và 96,97%. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định liều dung hợp lý lần lượt là 43,03% và 27,27%. Các bệnh nhân bên cạnh việc dùng thuốc còn được tư vấn về chế độ ăn uống, luyện tập, hạn chế các thói quen xấu để giúp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/772 |
Appears in Collections: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.53 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 18.226.52.26 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.