Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/768
Nhan đề: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
Tác giả: Hoàng, Đức Thái
Bùi, Đặng Minh Trí
Đặng, Quang Phúc
Từ khoá: sử dụng thuốc
bệnh gout
bệnh viện đa khoa
thành phố Cần Thơ
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Nhằm mục đích mô tả đặc điểm bệnh nhân điều trị gout tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ và thực trạng sử dụng thuốc điều trị gout trên bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ” năm 2019. Nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang, mô tả, không can thiệp dựa trên bệnh án nội trú của 104 bệnh nhân nội trú và nghiên cứu hồi cứu, theo dõi dọc dựa trên đơn thuốc ngoại trú của 84 bệnh nhân ngoại trú. Số liệu thu thập được nhập và xử lý trên phần mềm thống kê y sinh học SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu như sau: Bệnh nhân tham gia nghiên cứu nằm ở độ tuổi khá cao, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân nội trú là 63,34 ± 4,35 và của bệnh nhân ngoại trú là 59,46 ± 6,75. Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ vượt trội so với bệnh nhân nữ (89,36%). Đa số các bệnh nhân nội trú được chỉ định colchicin, chiếm tỷ lệ 91,35%, tiếp theo là meloxicam dùng theo đường uống và đường tiêm. Phần lớn bệnh nhân nội trú được thay đổi phác đồ do triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 64,13%). Chỉ có 6 bệnh án xuất hiện biến cố bất lợi trong quá trình điều trị, chiếm tỷ lệ 5,77%. Trong đó, rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,0%. Có 100% bệnh nhân ngoại trú được kê đơn allopurinol với mục đích kiểm soát acid uric, đưa acid uric máu về mức “mục tiêu”. Ngoài ra, có 34,52% số bệnh nhân sử dụng colchicin và 7,14% bệnh nhân có sử dụng meloxicam trong điều trị cơn gout cấp tính. Lý do thay đổi phác đồ chủ yếu là triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 69,57%). Việc sử dụng thuốc điều trị gout có hiệu quả giảm nồng độ acid uric máu trên các đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Số bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng theo dõi liên tục đạt tỷ lệ tương đối cao (chiếm 61,90%).
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/768
Bộ sưu tập: Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_1.09 MBAdobe PDFXem
Your IP: 18.117.144.163


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.