Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/767
Title: | Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh viện đa khoa Thành Phố Cần Thơ |
Authors: | Trần, Đỗ Hùng Châu, Thị Mỹ Ngọc |
Keywords: | Tình hình sử dụng kháng sinh Kháng kháng sinh Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Đặt vấn đề: Thế giới đang khẩn trương thay đổi cách thức kê đơn và sử dụng kháng sinh (KS). Ngay cả khi các loại thuốc mới được phát triển mà không thay đổi hành vi thì khả năng đề kháng kháng sinh sẽ vẫn là một mối đe dọa lớn, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng thời gian sử dụng kháng sinh và tăng chi phí điều trị. Nhằm góp phần sử dụng kháng sinh hiệu quả, giảm các tương tác bất lợi của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí, giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng, hạn chế và giảm đề kháng kháng sinh, thực hiện đề tài “khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh viện đa khoa Thành Phố Cần Thơ”. Với ba mục tiêu cụ thể như sau: 1- Khảo sát đặc điểm sử dụng các loại kháng sinh của các bệnh nhân điều trị nội trú, 2- Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập của các bệnh nhân điều trị nội trú, 3- Khảo sát tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc của kháng sinh với các thuốc dùng chung của các bệnh nhân điều trị nội trú. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 179 bệnh án có sử dụng kháng sinh của các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Hô Hấp – Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ năm 2020. Số liệu được nhập phần mềm Microsoft Excel 2016, được lưu trữ và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSSv23.0 và Excel 2016. Kết quả: Trong 179 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có sử dụng 28 hoạt chất kháng sinh, trong đó - Nhóm Beta – lactam chiếm 54.65% (Cephalosporin chiếm 24.04%). Phối hợp 02 loại kháng sinh 50.3%, phối hợp 03 kháng sinh 28.5% (Beta-lactam + Quinolon + Peptid chiếm 40%, Beta-lactam + Aminoglycosid + Quinolon chiếm tỷ lệ 26%). Thay đổi kháng sinh 79,33% trong một liệu trình điều trị. 2- Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có lấy mẫu bệnh phẩm định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ 91.6% (Klebsiella pneumoniae 20.2%, Escherichia Coli 16.8%, Acinetobacter baumannii 16%...). Đề kháng của Acinetobacter baumannii với Ampiclillin (100%), Cefazolin (87,5%). Đề kháng của Escherichia coli với Ampicillin-sulbactam (70%%), ampicillin (80%), Cefazolin (66,7%), Ceftazidime (65%), Ciprofloxacin (60%). Đề kháng của Klebsiella pneumoniae với Ampicillin (90.5%), Ciprofloxacin (82.6%), Ampicillinsulbactam (81%), Levofloxacin (79.2%), Piperacillin-tazobactam (78.3%). Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có sử dụng kháng sinh xuất hiện tương tác thuốc 91.6%. Kháng sinh tương tác thuốc mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 72.2%, nặng 15.6%, nhẹ 12.2%. Xác định được 164 cặp tương tác thuốc xuất hiện trong nghiên cứu. Trong đó, 96 cặp tương tác giữa kháng sinh với thuốc khác. Kết luận: Cần đẩy mạnh công tác dược lâm sàng, quan tâm hơn nữa vai trò của vi sinh lâm sàng, kiểm soát đề kháng thông qua giám sát kê đơn, tuân thủ phác đồ. Bác sĩ lâm sàng khi phối hợp thuốc cần quan tâm đến nhóm người cao tuổi (> 60 tuổi), mắc nhiều bệnh lý và vị trí nhiễm khuẩn, cần tăng cường chia sẻ và hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, dược sĩ lâm sàng, điều dưỡng trong điều trị để theo dõi các biến đổi bất thường trên bệnh nhân, khi các triệu chứng nghi ngờ có liên quan là hệ quả của tương tác thuốc xuất hiện. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/767 |
Appears in Collections: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 2.17 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 18.118.151.211 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.