Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/760
Title: | Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2019 |
Authors: | Bùi, Tùng Hiệp Trần, Thị Kiều Trinh |
Keywords: | sử dụng thuốc bệnh tay chân miệng bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Nhằm mô tả tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ và đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng thuốc với phác đồ điều trị của bộ y tế mà đề tài khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng thành phố, Cần Thơ năm 2019 được thực hiện. Cỡ mẫu của nghiên cứu là 400 bệnh nhân. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu. Với xử lý số liệu bằng SPSS 20.0 và Microsoft ofice Excel 2007. Kết quả đạt được như sau: Nhóm tuổi từ 12 đến < 24 tháng tuổi mắc cao nhất (53,5%), nhóm từ 36 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,5%). Tỷ lệ bệnh nhân nam (57,8%) cao hơn bệnh nhân nữ (42.2%). Tỷ lệ nhẹ cân (64,2%), cao hơn so với bệnh nhân nặng cân (35,8%). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở thành phố (63,5%), nông thôn chiếm tỷ lệ thấp hơn (36,5%). Bệnh nhân có 1 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ (58,5%) và có trên 2 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ 0,3%. Trong đó, nhiễm trùng hô hấp và viêm hô hấp có tỷ lệ cao nhất chiếm 25,0%. Ngày điều trị trung bình (68,7%), còn điều trị ngắn (2,5%). Phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu sốt (39,4%), tỷ lệ thấp nhất là đau họng (0,6%). Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm tỷ lệ cao nhất (95,7%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là Glucose C (2,0%). Trong 37 trường hợp (9,3%) ghi nhận có bất thường trên XQ phổi, tổn thương thường gặp nhất là viêm phổi (97,3%) và thấp hơn là viêm phế quản (2,7%). Tỷ lệ bạch cầu tăng cao nhất (62,9%) và bạch cầu giảm chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,5%). Trong 33 trường hợp (8,3%) CRP tăng chiếm 63,6%, tỷ lệ CRP bình thường (36,4%). Trong 8 trường hợp (2,0%) Glucose C tăng (12,5%) thấp hơn Glucose C bình thường (87,5%). Trong 9 trường hợp (2,3%), tỷ lệ troponin I giảm (88,9%) chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ troponin I tăng (11,1%). Mức độ bệnh: Độ 1(0,8%), hầu hết bệnh nhân ở độ 2A (93,7%), độ 2B (2,5%), độ 3 (3,0%) và không có bệnh nhân ở độ 4(0%). Có 52 bệnh nhân (13,0%) được test EV71, kết quả dương tính chiếm 5,8%, còn lại âm tính chiếm 94,2%. Trong nhóm thuốc điều trị, nhóm thuốc hạ sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (95,7%), nhóm thấp nhất là vận mạch (0,8%). Bệnh nhân độ 1 có paracetamol và phenobarbital được chỉ dịnh cao nhất 100%, còn thấp nhất là ibuprofen (33,3%). Độ 2a, paracetamol được chỉ định sử dụng nhiều nhất (96,5%), adrenalin, dobutamin tỷ lệ thấp nhất (0,3%). Độ 2b paracetamol được chỉ dịnh cao nhất (80,0%) còn cefuroxim được chỉ định với tỷ lệ thấp nhất (10,0%). Độ 3, paracetamol cũng được chỉ dịnh cao nhất (83,3%), còn adrenalin, diazepam thấp nhất (8,3%). Kết quả điều trị đỡ, giảm chiếm tỷ lệ cao nhất (51,2%), kết quả điều trị nặng hơn (0,5%). Nhóm bệnh nhân sử dụng liều phù hợp và nhóm bệnh nhân sử dụng liều chưa phù hợp có ý nghĩa thống kê (P = 0.000 < 0.005). Thuốc có nhịp đưa thuốc phù hợp nhất là paracetamol, midazolam, diazepam, adrenalin, dobutamin, immunoglobulin G, với 100%. Trong đó phù hợp với khuyến cáo thấp nhất là cefotaxim (10,1%). Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đường uống nhiều nhất (100%). Tỷ lệ phù hợp với khuyến cáo thấp nhất là thuốc cefuroxime (6,7%). Có 149 số tương tác, cặp tương tác gặp nhiều hơn là paracetamol với phenobarbital ở mức độ trung bình (90,6%), thấp hơn là midazolam với phenobarbital ở mức độ nặng (9,4%). Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các yếu tố tiên lượng bệnh nặng trong chẩn đoán và điều trị bệnh Tay Chân Miệng. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/760 |
Appears in Collections: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.49 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 3.128.168.219 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.