Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/757
Title: | Khảo sát tuân thủ điều trị và rào cản trong sử dụng insulin của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau |
Authors: | Hoàng, Đức Thái Tô, Lộc Ninh |
Keywords: | tuân thủ điều trị đái tháo đường bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ uống và insulin trên BN đái tháo đường týp 2; Xác định rào cản insulin trên BN sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ uống và insulin, trên BN tiếp tục dùng thuốc uống và BN đồng ý chuyển sang insulin; Khảo sát các yếu tố có liên quan đến việc tuân thủ sử dụng thuốc; Khảo sát các yếu tố có liên quan đến rào cản sử dụng insulin. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đặc điểm BN và thông tin điều trị được thu thập từ sổ khám bệnh, được đo lường bằng các bộ câu hỏi (Morisky Medication Adherence Scale - 8 items và Barriers to Insulin Treatment Questionnaire). Hồi quy logistic được dùng để xác định các yếu tố liên quan với việc tuân thủ dùng thuốc và rào cản sử dụng insulin. Kết quả: Có 528 BN tham gia nghiên cứu. Nam 227 (43%), nữ (57). Tỷ lệ BN tuân thủ tốt các thuốc ĐTĐ đường uống là 59,5%. Đa số BN mắc bệnh ĐTĐ nghỉ hưu (43,9%). Thời gian mắc bệnh trong nghiên cứu của tác giả là dưới 5 năm là 42,2%, từ 5 đến 10 năm là 44,7%, trên 10 năm là 15,2%. Có 65,5% BN đạt HbAlC (xét trên 232 BN có kết quả HbAlC). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có 1 yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của BN: Nghề Nghiệp. Trong 528 BN tham gia nghiên cứu, có 439 BN sử dụng thuốc uống và 89 BN sử dụng insulin (± thuốc uống). Đối với cả hai nhóm BN dùng thuốc và dung insulin, yếu tố Sợ bị hạ đường huyết có số điểm trung bình cao nhất, lần lượt là 7,36±0,66 và 7,38±0,75. Nhìn chung, nhóm BN được điều trị bằng thuốc uống có tổng điểm BITQ cao hơn so với nhóm BN được điều trị bằng thuốc insulin (6,82±0,35 với 7,01±0,14; p= 0,304). Cụ thể, khi xét đến từng khía cạnh, ta thấy, quan điểm h về insulin ở nhóm BN dùng insulin cao hơn so với nhóm BN không dùng insulin (7,0±0,54 với 6,79±0,71; p=0,570), (nỗi lo sợ hạ đường huyết có điểm BITQ cao nhất ở cả 2 nhóm: 7,36±0,66 và 7,38±0,75; p= 0,967). Nỗi sợ bị kỳ thị trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng insulin, ở BN đang dùng insulin là 7,0±0,27 (p= 0,484). Sử dụng insulin làm ảnh hưởng đến cuộ ng. BN nhóm dùng thuốc uống cảm thấy insulin ảnh hưởng cuộc sống của họ hơn nhóm dùng insulin (6,71±0,73 với 6,75±0,42; p=0,906). Ở rào cản sợ tiêm và kiểm ra đường huyết, nhóm BN dùng thuốc uống có điểm trung bình về tâm lý sợ tiêm và kiểm tra đường huyết là 6,54±0,75 cao hơn so với nhóm BN dùng insulin là 6,92±0,96 (p= 0,354). Trong 439 BN sử dụng thuốc ĐTĐ đường uống, khi được hỏi “Nếu bác sỹ đề nghị sử dụng insulin để điều trị bệnh” thì chỉ có 78 BN đồng ý chuyển sang insulin, số còn lại vẫn muốn tiếp tục sử dụng thuốc uống. Trong các yếu tố rào cản về sử dụng insulin, đối với bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc uống thì điểm trung bình của yếu tố sợ bị hạ đường huyết là cao nhất (7,43±0,61). Đối với nhóm bệnh nhân đồng ý sử dụng insulin, yếu tố sợ bị kì thị xã hội khi tiêm insulin lại chiếm số điểm cao nhất (7,07±0,72). Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm ở từng yếu tố là chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trong nghiên cứu của tác giả, nhóm BN sẵn sàng sử dụng insulin có quan điểm tích cực về insulin cao hơn và quan điểm tiêu cực về insulin thấp hơn so với nhóm BN tiếp tục sử dụng thuốc uống (điểm trung bình BITQ ờ nhóm dùng thuốc uống cao hơn nhóm đồng ý dùng insulin: 6,83±0,37 với 6,81±0,20; p<0,943). Kết quả bảng trên cho thấy trong các biến khảo sát, các biến nghề nghiệp là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Điều này cho thấy nghề nghiệp của bệnh nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng insulin. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến về mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát và rào cản trong sử dụng insulin. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 1 yếu tố liên quan đến rào cản trong việc sử dụng insulin: - Nghề nghiệp: BN đã sử dụng insulin có rào cản về insulin thấp hơn so với BN đang sử dụng thuốc uống. Kết luận: Tỷ lệ BN tuân thủ dùng insulin tăng. Cải thiện niềm tin vào sự cần thiết của insulin có thể làm tăng tuân thủ dùng thuốc của BN. Cần tư vấn cho bệnh nhân nữ, trẻ tuổi khi bắt đầu điều trị với insulin. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/757 |
Appears in Collections: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 2.04 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 3.141.47.139 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.