Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/749
Nhan đề: | Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, tỉnh An Giang quý I năm 2020 |
Tác giả: | Bùi, Tùng Hiệp Nguyễn, Ngọc Sĩ |
Từ khoá: | tương tác thuốc bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | Đại học Tây Đô |
Tóm tắt: | Nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và khả năng xảy ra tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn điều trị ngoại trú, Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu, An Giang” năm 2020. Đối tượng nghiên cứu là 1.000 đơn thuốc điều trị ngoại trú lưu trữ tại Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang và không tiến hành can thiệp. Số liệu thu thập được nhập và xử lý trên phần mềm thống kê y sinh học SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu thu được: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 45,92 ± 22,05; Nhóm bệnh nhân từ trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40,50%); tỷ lệ bệnh nhân nữ trong mẫu nghiên cứu ít hơn so với bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ là 47,5%; bệnh nhân có thể trạng thừa cân chiếm tỷ lệ 29,1%. Số bệnh nhân có 2 bệnh lý mắc kèm chiếm chủ yếu (42,50%), tiếp theo là nhóm có 1 bệnh lý mắc kèm (34,30%). Trong 1.613 lượt bệnh được thu thập trong mẫu nghiên cứu, nhóm bệnh tim mạch chiếm chủ yếu (42,41%), tiếp theo là nhóm bệnh nội tiết (14,38%), nhóm bệnh tiêu hóa (12,09%) và nhóm bệnh hô hấp (10,48%). Số thuốc trung bình trong đơn của các đối tượng nghiên cứu là 4,92 ± 1,64. Ghi nhận được 15 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu. Tỷ lệ đơn thuốc xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là 6,4%. Số đơn có 1 tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (68,75%) và không có đơn thuốc nào có 4 tương tác thuốc được phát hiện. Cặp tương tác thuốc xuất hiện với tần suất nhiều nhất là clopidogrel và thuốc ức chế bơm proton (1,7%), tiếp theo là tương tác giữa kháng sinh nhóm quinolon và thuốc kháng acid (1,3%), tương tác giữa fenofibrat và nhóm sulfonylurea/insulin (1,1%). Cặp tương tác chỉ xuất hiện một lần như tương tác giữa kháng sinh quinolon và muối sắt (0,1%), kháng sinh quinolon và sulcrafat và tương tác giữa kháng sinh Doxycyclin và muối Canxi (0,1%). Trong 15 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được phát hiện, có hai nhóm cơ chế tương tác chính của các loại thuốc đó là cơ chế thông qua dược động học và cơ chế dược lực học. Không có mối liên quan giữa giới tính, số lượng bệnh mắc kèm theo của bệnh nhân và khả năng xảy ra tương tác thuốc (p > 0,05) nhưng có mối liên quan giữa độ tuổi của bệnh nhân; tỉ lệ xảy ra tương tác thuốc cao nhất tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 40 – 59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên. Số lượng thuốc sử dụng trong đơn thuốc và khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tiến hành xây dựng các hướng dẫn cho việc quản lý tương tác thuốc cho các cặp thuốc xẩy ra tương tác nêu trên, tất cả các cơ sở, căn cứ để xây dựng hướng dẫn đều được lấy từ các cơ sở dữ liệu và đồng thời cập nhật mới các khuyến cáo từ các nguồn tài liệu khác nhau từ các tạp chí, các tổ chức y học và cả từ nhà sản xuất thuốc. |
Định danh: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/749 |
Bộ sưu tập: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 2.6 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 3.138.101.51 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.