Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/523
Title: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty Cổ phần thủy sản Cổ Chiên
Authors: Lưu, Tiến Thuận
Nguyễn, Xuân Toàn
Keywords: Động lực làm việc
Công nhân
Công ty Cổ phần thủy sản Cổ Chiên
Issue Date: 2018
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty Cổ phần thủy sản Cổ Chiên dựa trên các học thuyết tạo động lực của Maslow, Herzberg, Edwin Locke, J. Stacsy Adams, Victor Vroom, Hackman và Oldham, nghiên cứu của Kenneth S.Kovach, mô hình chất lượng cuộc sống công việc của Walton và một số nghiên cứu thực tiễn có liên quan. Mẫu được thu thập trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện từ 250 công nhân sản xuất đang làm việc tại Công ty Cổ phần thủy sản Cổ Chiên. Nghiên cứu này đề xuất 10 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: Điều kiện làm việc (1); Sự tự chủ trong công việc (2); Thu nhập và phúc lợi (3); Cơ hội đào tạo, bồi dưỡng và thăng tiến (4); Sự hỗ trợ của cấp trên (5); Đặc điểm công việc (6); Chính sách khen thưởng và công nhận (7); Công việc ổn định (8); Quan hệ với đồng nghiệp (9); Văn hóa trong tổ chức (10). Nghiên cứu dùng kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra độ tin cậy và phù hợp của các biến đo lường. Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng với biến phụ thuộc là Động lực chung và các biến độc lập là 09 yếu tố đã được gom nhóm trên. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có 06 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất là: “Văn hóa và đào tạo”; “Đặc điểm công việc”; “Quan hệ với đồng nghiệp”; “Điều kiện làm việc”; “Thu nhập và phúc lợi” và “Sự tự chủ trong công việc”. Trong đó, yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” là có ảnh hưởng nhiều nhất. Để kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc của công nhân có đặc điểm cá nhân khác nhau, nghiên cứu sử dụng kiểm định T- test và phân tích ANOVA. Kết quả cho thấy giữa các công nhân trực tiếp sản xuất tuy họ có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại doanh nghiệp với mức thu nhập bình quân và tình trạng hôn nhân khác nhau nhưng tất cả 250 quan sát đều có động lực làm việc không khác biệt. Cuối cùng, dựa trên kết quả phân tích tác giả cũng đề xuất hàm ý quản trị nhằm tạo động lực và góp phần thúc đẩy nâng cao động lực làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/523
Appears in Collections:Ngành QTKD

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_3.2 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.14.88.60


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.