Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2320
Nhan đề: | Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tại Bệnh viện Quân y 121, Cần Thơ năm 2019-2020 |
Tác giả: | Trần, Ngọc Dung Lại, Vũ Nhật Hoàng |
Từ khoá: | Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu kháng sinh đơn thuốc chưa hợp lý |
Năm xuất bản: | 2024 |
Nhà xuất bản: | Đại học Tây Đô |
Tóm tắt: | Trong 350 đơn thuốc được phân tích, nhóm kháng sinh fluoroquinolon chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,7%, kế đến là nhóm beta-lactam chiếm 59,1%. Trong đó, kháng sinh levofloxacin có tỷ lệ cao nhất với 56,6%, tiếp đến là cefdinir với 18,9%. Phác đồ đơn trị liệu có tỷ lệ rất cao với 79,1%, trong đó levofloxacin có tỷ lệ cao nhất chiếm 38,0%, các phác đồ đa trị liệu phối hợp kháng sinh chiếm 20,9%, trong đó, phối hợp cefpodoxim+levofloxacin có tỷ lệ cao nhất với 6,6%. Có 85,4% đơn thuốc được sử dụng hợp lý; Tỷ lệ đơn thuốc sử dụng chưa hợp lý là 14,6%, trong đó, có 3,7% đơn thuốc sử dụng chưa hợp lý về chỉ định, 9,7% đơn thuốc chưa hợp lý về liều dùng, 8,6% đơn thuốc chưa hợp lý về số ngày sử dụng, không có đơn thuốc chưa hợp lý trong phối hợp kháng sinh điều trị. Các đơn thuốc được kê bởi bác sĩ đa khoa có khả năng không hợp lý gấp 14 lần so với các đơn thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Các đơn thuốc có phác đồ đa trị liệu phối hợp kháng sinh có khả năng không hợp lý gấp 2,4 lần so với các đơn thuốc có phác đồ đơn trị liệu kháng sinh và các người bệnh bị bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu vị trí không xác định có đơn thuốc kháng sinh có khả năng không hợp lý gấp 7 lần so với đơn thuốc mà người bệnh không có chẩn đoán này (p đều <0,05). Kết luận: Nghiên cứu cung cấp tỷ lệ sử dụng các nhóm kháng sinh và phác đồ điều trị ngoại trú người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tại Bệnh viện quân y 121. Một số yếu tố như trình độ bác sĩ kê đơn, phác đồ đa trị liệu phối hợp nhiều kháng sinh và bệnh nhiễm khuẩn không xác định rõ vị trí đường tiết niệu có ảnh hưởng đến sử dung các đơn thuốc chưa hợp lý. Cần nâng cao đào tạo chuyên môn cho bác sĩ đa khoa và cẩn thận trong đơn thuốc đa trị liệu phối hợp nhiều kháng sinh. |
Định danh: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2320 |
Bộ sưu tập: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 3.02 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 18.188.236.178 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.