Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2308
Title: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam thực trạng và giải pháp
Authors: Nguyễn, Minh Nhật
Võ, Thị Ngọc Thùy
Keywords: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
thực trạng và giải pháp
Issue Date: 2022
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu của khóa luận: Một là, tập trung phân tích những vấn đề cơ bản sau: khái niệm; đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiến đoạt tài sản trong đấu tranh xử lý, phòng chống tội phạm; và sơ lược về quá trình hình thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Đây được xem là những vấn đề cơ bản về lý luận của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giúp cho chúng ta nhận thức đúng và đầy đủ hơn những vấn đề lý luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích có nhận thấy đặc điểm của tội phạm này và sự cần thiết khi quy định trong đấu tranh xử lý, phòng chống tội phạm đây là điều tất yếu của việc bảo đảm quyền sở hữu; khi nghiên cứu về sự hình thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể nhận thấy từ khi bắt đầu xuất hiện qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của sự thay đổi của nền kinh tế thì những quy định về tội phạm này đều có những thay đổi để phù hợp với tình hình tội phạm, điều kiện kinh tế xã hội của gian đoạn đó. Hai là, nghiên cứu các quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hình phạt dành cho người phạm tội. Sau cùng là dựa theo những kết quả phân tích về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để so sánh với một số tội phạm khác có tính chất tương tự để thấy được sự khác biệt trong các yếu tố cấu thành tội đó. Qua nghiên cứu nhận thấy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có năng lực TNHS, dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác với lỗi cố ý xâm phạm đến quan hệ sở hữu được pháp luật hình sự bảo vệ; tài sản chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp được pháp luật quy; Thủ đoạn gian dối phải được thực hiện trước khi chủ sở hữu, người quản lý đưa tài sản của họ cho người phạm tội. Thứ ba, nghiên cứu những vấn đề về thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện pháp luật. Tìm hiểu về thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây nhằm tìm ra những điểm hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cuối cùng là từ những hạn chế đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tội phạm này. Qua qua trình nghiên cứu thì đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của các cơ quan chuyên trách trong phòng, chống tội phạm và nâng cao năng lực các lực lượng này, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân đối với loại tội phạm này để từ đó nâng cao cảnh giác không tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động cũng như tích cực tham gia phát hiện, tố giác và đấu tranh với loại tội phạm này.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2308
Appears in Collections:Luật Kinh tế

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_1.44 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.144.28.82


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.