Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2285
Title: Quy định về bất động sản trong pháp luật dân sự Việt Nam. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Authors: Lâm, Hồng Loan Chị
Ong, Thị Tú Linh
Keywords: Bất động sản
Pháp luật dân sự
Giải pháp hoàn thiện
Issue Date: 2025
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Quy định pháp luật dân sự về bất động sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhất định về các vấn đề liên quan đến bất động sản, như là việc liệt kê các tài sản là bất động sản trong pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành. Thông qua bài khóa luận, tại Chương 1 tác giả chủ yếu tập trung phân tích cũng như là trình bày về những vấn đề lý luận chung liên quan đến bất động sản trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể thì tác giả đã giải thích về khái niệm của bất động sản thông qua hai góc nhìn riêng biệt là bất động sản dưới góc độ pháp lý và bất động sản dưới góc độ có trong xã hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày về phần đặc điểm của bất động sản bao gồm bất động sản là loại tài sản chưa rõ ràng về tiêu chí xác định và bất động sản là loại tài sản được định giá lớn. Đồng thời, tác giả cũng đã có sự so sánh cũng như là đưa ra các hệ thống pháp luật dân sự ở các giai đoạn khác nhau về quá trình hình thành các quy định về bất động sản thông qua các thời kì được quy định ở Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh việc làm rõ khái niệm, đặc điểm thì tác giả cũng đã trình bày về phần tầm quan trọng, sự cần thiết của quy định về bất động sản trong pháp luật dân sự Việt Nam. Hơn nữa, tại Chương 2 tác giả đã phân tích các quy định pháp luật dân sự về bất động sản trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể là quy định về cách xác định bất động sản bao gồm bất động sản là đất đai, bất động sản là nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất, bất động sản là tài sản khác gắn liền với đất, tài sản khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tác giả đã nêu ra các phạm vi về quyền sở hữu của tài sản nói chung và quyền sở hữu bất động sản nói riêng tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý của Nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các sở hữu theo quy định pháp luật. Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày về phạm vi giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản, bao gồm giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp nhà ở, giải quyết tranh chấp công trình gắn liền với đất và giải quyết tranh chấp tài sản khác gắn liền với đất. Mặt khác, tác giả cũng đã đưa ra một số bất cập và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật dân sự về bất động sản. Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về bất động sản sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của người dân, dân sinh ổn định giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đồng thời đảm bảo sự ổn định, công bằng và minh bạch trong xã hội.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2285
Appears in Collections:Luật Kinh tế

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_901.74 kBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.136.18.169


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.