Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2198
Title: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tại Khoa thận-tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021 (01-06/2021)
Authors: Ong, Thế Duệ
Trần, Mari Bel Sanda
Keywords: Tình hình sử dụng kháng sinh
Khoa Thận - Tiết niệu
Bệnh viện đa khoa
Thành phố Cần Thơ
Issue Date: 2022
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Bối cảnh: Nhiễm khuẩn tiết niệu là nhiễm khuẩn của thận và đường tiết niệu, có thế tái diễn nhiều lần nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả, gây ra gánh nặng kinh tế và sức khỏe cộng đồng đáng kể và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng và tỷ lệ tái phát cao có nguy cơ làm tăng gánh nặng mà bệnh này gây ra cho xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên hồ sơ bệnh án của 276 bệnh nhân tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ Cần Thơ với mục tiêu mô tả mô hình bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu và phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại tại Khoa Thận-Tiết niệu, Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ. Kết quả: Nhóm bệnh nhân nghiên cứu đa phần thuộc độ tuổi trung niên và cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh phổ biến là: NKTN (41,7%), sỏi thận niệu quản nhiễm trùng (30,4%) và viêm thận bế thận cấp (16,7%), thời gian nằm viện của bệnh nhân NKTN trung bình là 6,44 ngày. Bạch cầu máu tăng 61,6%, bạch cầu niệu tăng 100%, Nitrit dương chiếm 11,4%, pH bất thường 17,9%. Mười tám loại kháng sinh được kê đơn, kháng sinh dùng nhiều nhất là nhóm beta-lactam (74,5%). Đường dùng tỷ lệ tiêm/uống cao gấp 4 lần. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển đổi sử dụng thuốc là 35,9% tối đa là 3 lần chuyển đổi kháng sinh. Tỷ lệ phối hợp là 90,1% (phối hợp 2 kháng sinh) phù hợp theo khuyến cáo. Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình 5,96  3 ngày. E. coli là đối tượng gây nhiễm chính của bệnh NKTN, kháng nhiều với nhiều kháng sinh như ampicillin 94%, ampicillin/sulbactam và trimethoprim/sulfamethoxazole 88%, kháng nhóm cephalosporin là 81% đến 75%, nhóm quinolon 63% đến 56%, tuy nhiên E. coli còn nhạy với ertapenem, imipenem và amikacin 100% và piperacillin/tazobactam 94%. Kết luận: Việc khảo sát tác nhân gây bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh và sự kháng kháng sinh cần phải tiến hành thường xuyên, làm cơ sở để xây dựng phát đồ điều trị phù hợp là điều cần thiết.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2198
Appears in Collections:Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_1.63 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.15.168.195


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.