Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2189
Title: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2019
Authors: Đỗ, Kim Quế
Đỗ, Văn Mãi
Lương, Huỳnh Thanh Hằng
Keywords: Tình hình sử dụng thuốc
Bệnh đái tháo đường
Trung tâm y tế
Tỉnh An Giang
Issue Date: 2022
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Mở đầu: Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi hẳn bệnh mà chỉ làm giảm các triệu chứng, biến chứng do tăng glucose máu. Vì vậy bệnh nhân (BN) ĐTĐ phải điều trị bằng thuốc suốt đời. Để tìm hiểu về công tác điều trị cũng như đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 trên BN điều trị ngoại trú tại TTYT thành phố Long Xuyên, nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2019”, với các mục tiêu: (1) Mô tả tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên; (2) Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 sau ba, sáu tháng điều trị ngoại trú Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả theo dõi dọc theo thời gian trên 146 đơn thuốc/hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân được đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và đánh giá lại sau 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: Trong số 146 BN tham gia nghiên cứu, có 53,52% là nữ, 46,58% là nam, các bệnh lý kèm theo của BN chiếm tỷ lệ cao nhất là THA (57,53%) kế đến là RLLPM (53,42%). BN trong mẫu nghiên cứu có trường hợp mắc bệnh ĐTĐ < 40 tuổi. Về thực trạng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2: Đơn thuốc chủ yếu có 03 nhóm thuốc là biguanid, sulfonylurea và insulin; Phác đồ 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất (52,05%) , trong đó đa số là metformin + sulfonylurea (45,20%- 50,68%); Các phác đồ được thay đổi nhiều trong thời gian điều trị. Tỷ lệ BN thêm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (26,03%); có 05 trường hợp BN GFR < 30 ml/ph/1.73m2 chống chỉ định với metformin nhưng vẫn có chỉ định sử dụng metformin. Về hiệu quả điều trị sau 6 tháng: BN kiểm soát đường máu ở mức kém vẫn ở mức cao (66,44%). Mức độ kiểm soát HbA1c tốt tăng từ 32,88% lên 73,29%; BN kiểm soát HA ở mức tốt và chấp nhận được là đa số (79,45%); kiểm soát chỉ số lipid máu chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết luận: Bổ sung một số thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 mới trong danh mục thuốc (nhóm ức chế enzym DPP-4 và nhóm thuốc ức chế kênh SGLT2), duy trì ổn định danh mục thuốc điều trị ĐTĐ trong kho dược. Luôn bám sát mục tiêu điều trị và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2189
Appears in Collections:Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_1.94 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 18.191.37.129


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.