Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2120
Title: Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ lưu trú tại khách sạn TTC Cần Thơ giai đoạn 2022 - 2026
Authors: Lê, Thị Nhả Ca
Nguyễn, Thúy Vy
Keywords: Hoạch định chiến lược
Chiến lược Marketing
Dịch vụ lưu trú
Khách sạn TTC Cần Thơ
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Đề tài “Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ lưu trú tại khách sạn TTC Cần Thơ 2022 - 2026” nhằm đưa ra các chiến lược Marketing mới để định hướng cho khách sạn TTC về dịch vụ lưu trú và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Đề tài tập trung phân tích các yếu tố trong môi trường Marketing tác động đến dịch vụ lưu trú của khách sạn TTC Cần Thơ. Trên cơ sở đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để thành lập ma trận SWOT, hình thành chiến lược Maketing dịch vụ lưu trú cho khách sạn TTC Cần Thơ 2022 -2026. Đề tài nghiên cứu đã cho ra một số kết quả sau: Điểm mạnh về dịch vụ lưu trú của khách sạn TTC Cần Thơ bao gồm: Sự đa dạng các loại phòng, chất lượng các loại phòng và dịch vụ phụ trợ, hệ thống kênh phân phối, hoạt động xúc tiến dịch vụ lưu trú, thương hiệu của khách sạn TTC, thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất kĩ thuật, quy trình phục vụ lưu trú, công tác đảm bảo an ninh khách sạn. Điểm yếu về dịch vụ lưu trú của khách sạn TTC Cần Thơ bao gồm: Chất lượng nhân sự thực hiện nhiệm vụ Marketing, công tác hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ lưu trú, ngân sách cho hoạt động Marketing, khả năng cạnh tranh về giá, sự tương tác giữa các bộ phận chức năng với hoạt động Marketing trong khách sạn, hệ thống thông tin Marketing. Cơ hội về dịch vụ lưu trú mà khách sạn TTC Cần Thơ có: Nhà nước quan tâm và phát triển ngành du lịch, sự trú trọng về phát triển du lịch của chính quyền địa phương thành phố Cần Thơ, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ, nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng. Nhiều điểm du lịch được xây dựng mới, thu hút nhiều khách du lịch đến thành phố Cần Thơ. Thách thức với dịch vụ lưu trú mà khách sạn TTC Cần Thơ phải đối mặt: Áp lực cao từ đối thủ cạnh tranh, sự gia nhập ngành của đối thủ cạnh tranh tiềm năng, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, giá của các vật dụng phục vụ lưu trú ngày càng tăng. Từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như trên, cung với các phân tích về khách hàng mục tiêu của dịch vụ lưu trú và mục tiêu Marketing của khách sạn TTC. Tác giả triển khai 7P’s Marketing dịch vụ lưu trú bao gồm: Sản phẩm, giá , phân phối, chiêu thị, con người, quy trình cung cấp dịch và điều kiện vật chất để đưa ra các chiến lược Marketing cho dịch vụ lưu trú của khách sạn TTC Cần Thơ 2022 - 2026. Cuối cùng là công tác tổ chức thực hiện và đánh giá chiến lược Marketing dịch vụ lưu trú của khách sạn TTC Cần Thơ 2022 - 2026. Các chiến lược để xuất và kiến nghị trong đề tài sẽ góp phần giúp hoàn thiện hơn công tác hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ lưu trú của khách sạn TTC Cần Thơ 2022 - 2026, đạt được mục tiêu về tài chính và doanh thu phòng khách lưu trú, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng, đưa thương hiệu của khách sạn phát triển hơn nữa cả trong nước và với bạn bè quốc tế. Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ lưu trú là một hoạt động không thể thiếu của mỗi khách sạn. Để tồn tại và phát triển khách sạn phải hiểu và nắm bắt nhu cầu khách, có kênh phân phối phù hợp, sản phẩm dịch vụ phải đa dạng, phong phú. Hoạch định chiến lược Marketing sẽ giải quyết được vấn đề trên. Có một chiến lược Marketing đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi của thị trường, tiềm lực của công ty sẽ đưa doanh nghiệp phát triển. Hoạch định chiến lược Marketing còn giúp doanh nghiệp hiểu được đối thủ cạnh trạnh, biết được lợi thế của mình so với đối và còn tận dụng được cơ hội, giảm đi những nguy cơ đối với doanh nghiệp.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2120
Appears in Collections:Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_3.65 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.147.77.51


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.