Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2070
Nhan đề: Khảo sát hoạt tính kháng Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumonia của tinh dầu trong các cây thuốc ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Phạm, Thành Trọng
Tô, Trần Như Ngọc
Từ khoá: Streptococcus pyogenes
Streptococcus pneumonia
Tinh dầu
Cây thuốc
Đồng bằng sông Cửu Long
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Mở đầu Ngày nay, hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến, kháng sinh không còn là liều thuốc vạn năng như khi mới vừa phát minh. Nhiều hướng nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để giảm thiểu sử dụng kháng sinh, trong đó sử dụng tinh dầu là một phương pháp tuy không mới nhưng đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Khả năng kháng khuẩn của một số tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần, nồng độ, thời gian tiếp xúc với tinh dầu và chủng vi sinh vật. Mục tiêu - Khảo sát hoạt tính kháng Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumonia của tinh dầu trong các cây thuốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Khảo sát thành phần hóa học của các tinh dầu có hoạt tính kháng Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumonia trong các cây thuốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tinh dầu được chiết xuất từ cây thuốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khảo sát hoạt tính kháng Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumonia bằng phương pháp khuếch tán trong đĩa thạch. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu trong các cây thuốc ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Kết quả Kết quả khảo sát cho thấy trong mười bốn tinh dầu, tinh dầu Gừng, tinh dầu Húng chanh, tinh dầu Ổi có khả năng kháng khuẩn với hai chủng Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes. Đối với chủng Streptococcus pyogenes, tinh dầu Gừng có đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất và MIC thấp nhất (d = 32 mm, MIC = 6,8 µg/mL), tiếp đến là tinh dầu Húng chanh (d = 24 mm, MIC = 24 µg/mL), tinh dầu Ổi (d = 24 mm, MIC = 48 µg/mL). Đối với chủng Streptococcus pneumoniae, tinh dầu Gừng có đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất và MIC thấp nhất (d = 50 mm, (MIC = 3,4 µg/mL), tiếp đến là tinh dầu Húng chanh (d = 40 mm, MIC = 6,4 µg/mL), tinh dầu Tía tô (d = 30 mm), tinh dầu Riềng (d = 24 mm), tinh dầu Ổi (d = 23 mm, MIC = 96 µg/mL). Trong khi đó, đối chứng dương erythromycin của hai chủng vi khuẩn có MIC = 30 µg/mL. Khảo sát được thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS) của tinh dầu Gừng có 25 hợp chất chính, trong đó có 24 chất được xác định thành phần hóa học. Các hợp chất có hàm lượng cao nhất là trans-citral (17,62%), cis-citral (13,53%), thành phần đặc trưng là α-zingiberen và γ-amorphen (12,93%). Trong tinh dầu Húng chanh thu được có 39 hợp chất chính, trong đó có 28 chất được xác định thành phần hóa học, các hợp chất có hàm lượng cao nhất là carvacrol (42,12%), γ-terpinene (7,00%). Trong tinh dầu Ổi thu được 46 hợp chất chính, trong đó có 38 chất được xác định thành phần hóa học, các hợp chất có hàm lượng cao nhất là caryophyllen (25,69%), α-copaen (8,99%). Kết luận Nghiên cứu cung cấp dữ liệu, thông số trong hoạt tính kháng chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes, khảo sát thành phần hóa học của các tinh dầu trong các cây thuốc ở Đồng bằng sông Cửu Long, tạo tiền đề cho những nghiên cứu khác phục vụ cho Dược học, góp phần cung cấp thêm những kiến thức mới cũng như bổ sung dữ liệu mới có tính ứng dụng vào các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2070
Bộ sưu tập: Dược học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_2.78 MBAdobe PDFXem
Your IP: 18.226.180.253


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.