Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2053
Title: | Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh cho bệnh nhi nhiễm trùng huyết nội trú tại bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ |
Authors: | Giang, Thị Thu Hồng Nguyễn, Tường Vy |
Keywords: | Tình hình sử dụng kháng sinh Nhiễm trùng huyết Bệnh viện nhi đồng Thành phố Cần Thơ |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Mục tiêu nghiên cứu: Nhiễm trùng huyết là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay ở trẻ em. Chẩn đoán sớm, hồi sức tích cực, kháng sinh thích hợp là những nguyên tắc điều trị chủ yếu đang được áp dụng hiện nay. Tỉnh hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh đang có xu hướng gia tăng và việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong điều trị nhiễm trùng huyết đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Do đó, nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu chính sau: 1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhi sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng huyết nội trú tại bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ. 2. Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng huyết nội trú ở bệnh nhi tại bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu cắt ngang trên 208 hồ sơ bệnh án (HSBA) có chẩn đoán nhiễm trùng huyết tại bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022. Dữ liệu được thu thập qua ghi chép thông tin bệnh nhi vào mẫu thu thập số liệu. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 để quản lý và nhập số liệu. Dùng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu: Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ nam giới chiếm 54,33% và nữ giới chiếm 45,67% (p < 0,01) (trẻ nam gấp 1,19 lần trẻ nữ). Về nhóm tuổi, phần lớn bệnh nhi có độ tuổi từ sau 1-12 tuổi với trung vị tuổi là 5 tuổi. Thời gian nằm viện của bệnh nhi có trung vị là 10 ngày, khoảng tứ phân vị là 7-15 ngày (p < 0,01). Có 99 lượt bệnh mắc kèm chiếm 44,78%. Có 181 trường hợp được chỉ định xét nghiêm kiểm tra CRP định lượng trong thời gian sử dụng kháng sinh điều trị (chiếm 87,02%) với 81,25% có kết quả cao và 5,77% có kết quả bình thường. Tỷ lệ chỉ định sử dụng kháng sinh được phê duyệt chiếm 99,50%, chỉ định sử dụng kháng sinh chưa được phê duyệt chiếm 0,50% (1 HSBA). Trong 208 HSBA, được dùng như phác đồ ban đầu chiếm 29,33%, sử dụng kháng sinh phác đồ thay thế chiếm 70,67%. Tỷ lệ bệnh nhi được nhận phác đồ kháng sinh đơn độc thấp chỉ chiếm 34,16% và 58,16% bệnh nhi sử dụng phác đồ phối hợp 2 kháng sinh và 7,68% bệnh nhi sử dụng phác đồ phối hợp 3 kháng sinh (p < 0,01). Trong các chủng vi khuẩn phân lập được, phần lớn là vi khuẩn Gram âm với 24 chủng (chiếm 52,17%) và 12 chủng là vi khuẩn Gram dương (chiếm 26,08%), còn lại là nấm Candida (chiếm 4,36%). Các chủng vi khuẩn Gram dương phân lập được, mức độ đề kháng cao với kháng sinh penicillin là 100,00% và nhạy cảm cao với kháng sinh vancomycin (80,00%). Tỷ lệ đề kháng của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được với kháng sinh ampicillin là 100,00%, kháng sinh gentamicin vẫn còn độ nhạy cảm là 50,00%. Phác đồ kháng sinh ban đầu, cefotaxim là kháng sinh đơn độc được sử dụng nhiều nhất (15,61%) và phác đồ kháng sinh phối hợp cefotaxim phối hợp tobramycin chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,86%. Sau khi có kết quả vi sinh, phác đồ đơn độc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là cefotaxim chiếm 15,63% và phác đồ sử dụng kháng sinh phối hợp trong đó imipenem (+cilastatin) phối hợp vancomycin chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,87%. Tỷ lệ xảy ra tương tác kháng sinh với kháng sinh là 39,42% (có 82 trường hợp tương tác) theo phần mềm Drugs.com và 40,38% (có 84 trường hợp tương tác) tra cứu theo sách “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định”. Kết luận: Kháng sinh đơn độc được chỉ định dùng nhiều nhất là cefotaxim và phối hợp cefotaxim với tobramycin. Trong các chủng vi khuẩn phân lập được, vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ cao hơn Gram dương. Tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn Gram âm phân lập được với kháng sinh ampicillin và vi khuẩn Gram dương phân lập được với kháng sinh penicillin là rất cao. Phác đồ kháng sinh ban đầu, cefotaxim là kháng sinh đơn độc được sử dụng nhiều nhất (15,61%) và phác đồ kháng sinh phối hợp cefotaxim phối hợp tobramycin chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,86%. Sau khi có kết quả vi sinh, phác đồ đơn độc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là cefotaxim chiếm 15,63% và phác đồ sử dụng kháng sinh phối hợp trong đó imipenem (+cilastatin) phối hợp vancomycin chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,87%. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải cập nhật tình hình đề kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết ở trẻ nhỏ. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2053 |
Appears in Collections: | Dược học |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.36 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 3.22.27.41 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.