Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2045
Nhan đề: | Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ |
Tác giả: | Lâm, Thị Thu Quyên Nguyễn, Nhật Vy |
Từ khoá: | Tình hình sử dụng thuốc Bệnh viêm dạ dày Bệnh viện đa khoa Trung ương Thành phố Cần Thơ |
Năm xuất bản: | 2023 |
Nhà xuất bản: | Đại học Tây Đô |
Tóm tắt: | Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh không hiếm gặp trong thời buổi hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn. Bệnh có đặc điểm cấp tính hoặc mạn tính tại niêm mạc đường tiêu hóa,thường có thể tái phát, gây ra những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc dẫn đến ung thư ở dạ dày. Vì vậy việc lựa chọn thuốc hợp lý và an toàn luôn là vấn đề được quan tâm. Mục tiêu: Khảo sát những đặc điểm của bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 141 hồ sơ bệnh án có sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 06/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả thu được dựa trên phiếu thu thập thông tin bệnh nhân và phân tích bằng phần mềm Excel 2016. Kết quả: Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày – tá tràng ở nhóm tuổi 61 – 80 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,2%. Bệnh nhân nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nữ 1,1 lần. Bệnh nhân có tiền sử bệnh chiếm tỷ lệ 75,2% và tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện nội soi để chẩn đoán chiếm 86,5%. Bệnh nhân được đoán mắc viêm dạ dày (29,8%), loét dạ dày (cấp có xuất huyết) (27,0%), loét dạ dày (25,5%), loét tá tràng (cấp có xuất huyết) (13,5%), loét tá tràng (3,5%) và viêm dạ dày – tá tràng (0,7%). Bệnh nhân sau khi ra viện có chẩn đoán mắc kèm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có 75 trường hợp. Tỷ lệ bệnh nhân có xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa chiếm 47,5% và bệnh nhân loét dạ dày có xuất huyết tiêu hóa chiếm 70,1%. Thời gian nằm viện nhiều nhất từ 4 – 10 ngày (91,5%). Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là phác đồ phối hợp 3 thuốc (PPI, Antacid, thuốc bào vệ niêm mạc) chiếm 24,8%. Trong các nhóm thuốc điều trị, nhóm ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng nhiều nhất và hoạt chất esomeprazole được sử dụng phổ biến nhất (70,8%). Kết luận: Qua nghiên cứu, cho thấy việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tại bệnh viên là an toàn và hợp lý, phù hợp với điều kiện của bệnh nhân. |
Định danh: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2045 |
Bộ sưu tập: | Dược học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.44 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 3.145.12.100 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.