Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2041
Nhan đề: Khảo sát đặc điểm vi học và đánh giá một số hoạt tính sinh học của cây Cần tây (Apium graveolens L. Apiaceae)
Tác giả: Nguyễn, Xuân Linh
Nguyễn, Ngọc Yến
Nguyễn, Cao Giàu
Từ khoá: Vi học
Hoạt tính sinh học
Cây Cần tây
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Cây Cần tây có tên khoa học là Apium graveolens L., thuộc Hoa tán (Apiaceae), được biết đến như một loài rau làm tăng mùi vị trong rất nhiều món ăn. Cần tây còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Hiện nay, Cần tây được xem là một thảo dược quan trọng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xem như thực phẩm hỗ trợ giảm cân tự nhiên rất tốt cho người béo phì. Có nhiều nghiên cứu về tác dụng của Cần tây, các nghiên cứu này còn rời rạc. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ từ hình thái bên ngoài, tổ chức mô thực vật bên trong cũng như nhưng thành phần hóa học chính có trong Cần tây. Để có thêm thông tin tương đối đầy đủ về cây Cần tây, đề tài “Khảo sát đặc điểm vi học và đánh giá một số hoạt tính sinh học của cây Cần tây-Apium graveolens L. Apiaceae” được thực hiện. Đề tài được tiến hành tại phòng thí nghiệm Sinh học di truyền, phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ và phòng thực hành Hóa phân tích - Kiểm nghiệm - trường Đại học Tây Đô từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023 trên đối tượng là cây Cần tây - Apium graveolens L., được thu hái tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi tiến hành khảo sát các đặc điểm thực vật: quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài, thực hiện nhuộm mô thực vật bằng phẩm nhuộm kép Carmino-vert de Mirande (thành phần chính là son phèn và lục iod) được trích bởi Trương Thị Đẹp và ctv (2018), soi bột dược liệu khô Cần tây. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật. Sau đó tiến hành điều chế bốn loại cao là cao nước, cao ethanol 50%, 70% và 90%. Các cao nguyên liệu được tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH và khả năng khử sắt FRAP. Các cao chiết còn được khảo sát khả năng kháng vi sinh vật bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Kết quả đã mô tả chi tiết cấu tạo cơ quan dinh dưỡng thân khí sinh cao 0,6-1,5m, thân do các bẹ lá phát triển ôm vào nhau. Mô tả chi tiết cấu tạo bẹ và lá Cần tây. Mô tả được chi tiết giải phẫu cắt ngang cũng như nhận dạng được từng loại mô, vị trí các loại mô trong bẹ lá và lá. Soi bột dược liệu Cần tây và nhân dạng được các loại mô thực vật có trong bột dược liệu khô. Thành phần hóa học của cây Cần tây gồm có chất béo, tinh dầu, triterpenoid tự do, flavonoid, glycosid tim, tanin, triterpenoid thủy phân, saponin, chất khử và không có carotenoid, alkaloid, coumarin, anthraquinon, acid hữu cơ, hợp chất polyuronid. Các cao Cần tây đều không thể hiện hoặc thể hiện khả năng ức chế yếu trên hầu hết các chủng vi sinh vật thử nghiệm. Nghiên cứu cũng đã chứng minh được cây Cần tây có khả năng kháng oxy hóa in vitro khá cao. Với phương pháp bắt gốc tự do DPPH, hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết ethanol thấp hơn khoảng 10 đến 12 lần. Trong khi đó, cao chiết nước thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt hơn các cao ethanol từ 2,5 đến 2,8 lần và thấp hơn vitamin C khoảng 4 lần. Với phương pháp khử sắt, khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết ethanol thấp hơn vitamin C khoảng 23-24 lần. Cao chiết nước cũng có khả năng kháng oxy hóa tốt hơn các cao ethanol và thấp hơn vitamin C khoảng 20 lần. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cây Cần tây thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa in vitro, làm cơ sở cho những nghiên cứu in vivo, mở ra tiềm năng phát triển các sản phẩm chống oxy hoá, có thể thương mại hoá, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của loài cây này.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2041
Bộ sưu tập: Dược học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_4.21 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.129.69.189


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.