Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2036
Nhan đề: Khảo sát thành phần hóa thực vật và hoạt tính sinh học của vỏ chanh dây (Passiflora sp.)
Tác giả: Huỳnh, Ngọc Trung Dung
Huỳnh, Tiểu Phi
Từ khoá: Thành phần hóa thực vật
Hoạt tính sinh học
Chanh dây
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Trong các loài thực vật ở Việt Nam, chanh dây là một loại cây thân leo có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều các vitamin A, C và các chất cần thiết khác. Tuy nhiên, chỉ nhớ đến giá trị dinh dưỡng có trong phần thịt quả chanh dây mà không để ý đến phần vỏ chanh dây cũng có giá trị lớn. Trên thế giới có nhiều công trình nghiêu cứu về thành phần hoá học vỏ và hạt chanh dây. Đề tài nghiên cứu “Khảo sát thành phần hóa thực vật và hoạt tính sinh học của vỏ chanh dây (Passiflora sp.)” được thực hiện với các mục tiêu khảo sát thành phần hóa thực vật bao gồm polyphenol, flavonoid và saponin cùng với các hoạt tính: kháng oxy hóa, ức chế enzym α-glucosidase và khử sắt nhằm kiếm những lợi ích mà vỏ chanh dây mang lại để ứng dụng trong y học. Chanh dây vàng (P.edulis f.flavicarpa Deg) và chanh dây tím (P.edulis f.edulis) được thu mua tại quận Cái Răng, Cần Thơ vào tháng 9 năm 2022. Bộ phận dùng để nghiên cứu là vỏ quả chanh dây vàng và chanh dây tím được sấy khô ở nhiệt độ 60oC và xay nhỏ.Dược liệu được cô ở nhiệt độ cao (100oC) với dung môi là nước cất. Tiến hành xác định độ ẩm, khảo sát sơ bộ một số hợp chất tự nhiên trên mẫu cao chiết, khảo sát hàm lượng polyphenol (phương pháp Folin-Ciocalteu), flavonoid (phương pháp tạo phức màu với AlCl3), saponin (phản ứng oxy hóa giữa các saponin triterpen với vanillin) khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa (phương pháp bắt gốc tự do DPPH và phương pháp khử ion sắt) và hoạt tính ức chế α-glucosidase. Sau quá trình thực hiện, đề tài xác định được trong cao chiết có thành phần polyphenol và flavonoid, saponin. Hàm lượng polyphenol (38,51 ± 0,67 mg GAE/g dược liệu khô), flavonoid (118,25 ± 4,90 mg QE/g dược liệu khô) và saponin (24,99 ± 2,12 mg OAE/g dược liệu khô) trong cao chiết chanh dây tím nhiều hơn cao chiết chanh dây vàng còn lại. Đồng thời khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết cho thấy tất cả đều có khả năng kháng oxy hóa mạnh, đáng chú ý cao chiết chanh dây tím với phương pháp DPPH (136,84 ± 6,54 μg/mL) và phương pháp khử ion sắt (93,93 ± 0,60 μg/mL) với giá trị IC50 tương đương nhau cùng với mẫu chanh dây vàng. Từ kết quả định lượng và khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, đề tài chọn mẫu cao chiết chanh dây tím để thử hoạt tính ức chế α-glucosidase. Mẫu cao chiết chanh dây tím thể hiện khả năng ức chế α-glucosidase cao với IC50 = 276,15 ± 0,18 μg/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 loại vỏ chanh dây có một hàm lượng polyphenol, flavonoid và saponin cao và có hoạt tính kháng oxy hóa đáng kể. Trong đó, vỏ chanh dây tím thể hiện khả năng ức chế α-glucosidase. Từ thực nghiệm cho thấy vỏ chanh dây có thể được xem là nguồn thực vật tự nhiên đầy tiềm năng để hỗ trợ trong phòng và điều trị bệnh tật.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2036
Bộ sưu tập: Dược học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_1.69 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.149.238.67


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.