Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2033
Title: | Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh gout trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023 |
Authors: | Nguyễn, Phương Thảo Dương, Diễm My |
Keywords: | Tình hình sử dụng thuốc Bệnh gout Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Bệnh gout từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh gout không còn hiếm nữa, ở các nước có sự tăng nhanh tỉ lệ lưu hành bệnh trong những năm gần đây, với diễn tiến bệnh trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, có sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhanh chóng ở nam giới, lớn tuổi. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và sự gia tăng về tuổi thọ, bệnh ngày càng được quan tâm chẩn đoán hơn. Mục tiêu 1. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân ngoại trú điều trị bệnh gout tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ từ ngày 01/01/2023 đến 31/03/2023. 2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh gout cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ từ ngày 01/01/2023 đến 31/03/2023. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 300 đơn thuốc của bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gout trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện viện đa khoa thành phố Cần Thơ từ ngày 01/01/2023 đến 31/03/2023. Kết quả nghiên cứu Bệnh nhân trong nghiên cứu nằm ở độ tuổi cao nhất là từ 60 tuổi trở lên với 143 bệnh nhân chiếm 47,7%. Tỷ lệ bệnh nhân nam vượt trội hơn so với bệnh nhân nữ chiếm 95,0%, bệnh nhân nữ chỉ chiếm 5,0%. Đối với các bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân bị bệnh gout, thường gặp nhất là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, với tần suất xuất hiện là 148 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 49,3%. Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được kê đơn với chẩn đoán gout mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất với 268 bệnh nhân chiếm 89,3%.Trong tổng số 300 bệnh nhân của nghiên cứu, allopurinol là hoạt chất được sử dụng nhiều nhất với tần suất 181 lần chiếm 60,3%. Phác đồ điều trị gout ở nhóm bệnh nhân chủ yếu là phác đồ phối hợp các thuốc, cụ thể là phác đồ 2 thuốc với 111 bệnh nhân sử dụng. Trong đó phác đồ phối hợp allopurinol và etoricoxib chiếm tỷ lệ cao nhất với 37 lần chiếm 33,3%. Đa phần bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc phối hợp để làm giảm tác dụng phụ không mong muốn chiếm 62,3%. Phần lớn bệnh nhân với số ngày sử dụng thuốc lớn hơn 14 ngày có tỷ lệ cao nhất là 234 bệnh nhân chiếm 78,0%. Có 84 cặp tương tác thuốc, với 9 tỷ lệ tương tác ở mức độ nguy hiểm, 69 mức độ trung bình và 6 mức độ nhẹ. Kết luận Dựa trên những kết quả đã thu được, nghiên cứu đề nghị tiếp tục theo dõi thuốc được chỉ định điều trị và tuân thủ sử dụng thuốc, theo dõi tác dụng phụ và các biến cố có hại khi điều trị. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2033 |
Appears in Collections: | Dược học |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.5 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 3.145.72.55 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.