Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2031
Nhan đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ Bảo hiểm xã hội một lần tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Nguyễn, Phước Quý Quang
Nguyễn, Thị Diểm My
Từ khoá: Yếu tố ảnh hưởng
Sự hài lòng
Chất lượng dịch vụ
Bảo hiểm xã hội
Tỉnh Hậu Giang
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là tìm hiểu, xác định sự tác động của các yếu tố đối với sự hài lòng về chất lượng dịch vụ bảo hiểm xã hội một lần tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thước là n=281. Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang với đối tượng khảo sát người dân đến làm thủ tục hưởng chế độ BHXH một lần tại cơ quan BHXH huyện Vị Thủy. Số liệu được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20, đánh giá thang đo lường bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và kiểm định mô hình lý thuyết với các giả thuyết thông qua phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả cho thấy các thang đo (1) Sự tin cậy, (2) Năng lực phục vụ, (3) Đồng cảm, (4) Phương tiện hữu hình, (5) Sự đáp ứng, (6) Thái độ phục vụ, đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan với biến tổng của tất cả các biến đo lường đều lớn 0,3 nên đạt độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá cho thấy tổng phương sai trích lớn hơn 50% và hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu kiểm định giá trị hội tụ nên không có biến quan sát nào bị loại. Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, đề tài đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đó là: (1) Sự tin cậy, (2) Năng lực phục vụ, (3) Đồng cảm, (4) Phương tiện hữu hình, (5) Sự đáp ứng, (6) Thái độ phục vụ. Từ các phân tích kết quả thu được, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị góp phần giúp cho các cơ quan bảo hiềm xã hội có thể thu hút nhiều người dân tham gia hơn.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2031
Bộ sưu tập: Ngành QTKD

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_2.18 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.142.174.8


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.