Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2015
Nhan đề: Thực nghiệm ương cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) với tỷ lệ phối trộn thức ăn và mật độ khác nhau ở giai đoạn cá giống
Tác giả: Trần, Ngọc Tuyền
Trần, Long Điền
Từ khoá: Mastacembelus armatus
Mật độ
Tăng trưởng
Thức ăn
Tỷ lệ sống
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023 tại trại giống Phước Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương và tỷ lệ phối trộn thức ăn phù hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch lấu giai đoạn khoảng 20 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi. Thí nghiệm 1 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ (NT1: 300 con/m2; NT2: 400 con/m2; NT3: 500 con/m2) và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá Chạch lấu có khối lượng và chiều dài ban đầu lần lượt là 350 mg và 42,0 mm được thả ương trong bể tròn nổi (6 m2/bể), cá được cho ăn cùng 1 loại thức ăn công nghiệp 42% protein và ương trong thời gian 40 ngày. Kết quả, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khác biệt không có ý thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng và chiều dài theo ngày của cá khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa 3 nghiệm thức. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng và chiều dài của cá đạt nhanh nhất lần lượt là 222±0,17 mg/con và 2,20±0,01 mm/con ở nghiệm thức 300 con/m2. Thí nghiệm 2 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT1: 100% thức ăn công nghiệp (TACN); NT2: 96% TACN và 4% trùn quế; NT3: 94% TACN và 6% trùn quế và NT4: 92% TACN và 8% trùn quế) và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá Chạch lấu có khối lượng và chiều dài ban đầu là 330 mg và 38,0 mm, được ương trong bể tròn nổi (6 m2/bể) với mật độ ương 300 con/m2. Kết quả, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng và chiều dài theo ngày của cá Chạch lấu đạt giá trị cao nhất lần lượt là 214,7 mg/ngày và 2,15 mm/ngày ở nghiệm thức phối trộn 94% TACN và 6% trùn quế và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở 3 nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá ở 4 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2015
Bộ sưu tập: Nuôi trồng thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_3.16 MBAdobe PDFXem
Your IP: 18.188.62.10


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.