Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/198
Nhan đề: Khảo sát khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da của cao chiết từ Rau má (Centella asiatica (L.) Urban)
Tác giả: Nguyễn, Kim Phụng
Từ khoá: Kháng khuẩn
Rau má
Năm xuất bản: 2017
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da như vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis, vi nấm C. albicans của cao chiết từ Rau má (Centella asiatica (L.) Urban). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khuếch tán trên giếng thạch ở các nồng độ 50 mg/mL, 100 mg/mL, 200 mg/mL. Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy cả 2 loại Rau má trồng (R2) và Rau má hoang (R1) đều thể hiện đặc tính kháng khuẩn ở nồng độ 50 mg/mL. Cụ thể đối với P. acnes, kích thước vòng vô khuẩn trung bình là 81,000 mm (R1) và 91,000 mm (R2). Với S. aureus kích thước vòng vô khuẩn trung bình là 2,671,528 mm (R1) và 5,330,577 mm (R2). Với S. epidermidis kích thước vòng vô khuẩn trung bình là 3,331,155 mm (R1) và 5,670,577 mm (R2). Với C. albicans kích thước vòng vô khuẩn trung bình là 8,330,577 mm (R1) và 90,000 mm (R2). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên các dòng vi khuẩn và vi nấm là: P. acnes là 0,5 mg/mL (R1) và 0,05 mg/mL (R2); S. aureus là 25 mg/mL (R1) và 15 mg/mL (R2); S. epidermidis là 35 mg/mL (R1) và 20 mg/mL (R2); C. albicans là 0,5 mg/mL (R1) và 0,05 mg/mL (R2). Trong đó đặc tính Rau má trồng (R2) thể hiện khả năng kháng khuẩn và nấm cao hơn Rau má hoang (R1).
Định danh: http://hdl.handle.net/123456789/198
Bộ sưu tập: Dược học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.09 MBAdobe PDF
Your IP: 13.58.77.244


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.