Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1923
Nhan đề: Đa dạng di truyền giống hoàn ngọc (Pseuderanthemum sp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa vào hình thái, và dấu SNP
Tác giả: Thiều, Văn Đường
Phạm, Thành Trọng
Trần, Văn Bé Năm
Từ khoá: Dấu SNP
Đa dạng di truyền
Hình thái
Cây Hoàn Ngọc
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Hoàn Ngọc là cây dược liệu quý chứa các chất -sitosterol, triterpenoid saponin, 1- triacontanol, salicylic acid và các flavonoid acacetin, apigenin, kaempferol và hoạt tính kháng khuẩn cao trên vi khuẩn gram âm, gram dương và cả trên nấm mốc, nấm men và hỗ trợ trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm, huyết áp, bệnh gan, thận, ung thư, tiêu chảy,… Nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc tính nông học của 11 mẫu giống Hoàn Ngọc dựa vào hình thái và kết hợp phương pháp sinh học phân tử nhằm xác định mối quan hệ di truyền dựa vào trình tự vùng gen “rbcL”. Kết quả bước đầu đánh giá về sự đa dạng di truyền của 11 mẫu Hoàn Ngọc cho thấy có sự khác biệt nhau từ chiều dài thân, chiều rộng lá cho đến chiều dài rễ. Dựa vào kết quả phân tích từ cây phả hệ có thể xếp 11 mẫu Hoàn Ngọc vào hai nhóm chính. Nhóm I là các giống cây ở Bạc Liêu (Ho1), Sóc Trăng (Ho2) và Tiền Giang (Ho3); Kiên Giang (Ho4); Cà Mau (Ho5); Đồng Tháp (Ho6), An Giang (Ho7); Trà Vinh (Ho8); Khánh Hòa (Ho9). Nhóm II bao gồm 2 mẫu giống Cần Thơ (Ho10) và Hậu Giang (Ho11). Với kỹ thuật sinh học phân tử đã xác định được 11 giống Hoàn Ngọc đều thuộc loài Pseuderanthemum sp. Qua đó, có thể ứng dụng vào ngành sản xuất dược liệu được phong phú hơn.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1923
Bộ sưu tập: Số 19

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_940.08 kBAdobe PDFXem
Your IP: 3.144.248.150


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.