Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1856
Title: | Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh An Giang năm 2023 |
Authors: | Hoàng, Đức Thái Lê, Huỳnh Công Danh |
Keywords: | Tình hình sử dụng thuốc Bệnh tiêu chảy Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh An Giang |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Mục tiêu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở các bệnh nhi nội trú tại khoa nhi của bệnh viện sản nhi tỉnh An Giang. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ liệu, trên 251 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán tiêu chảy điều trị nội trú bằng ít nhất một thuốc từ ngày 01/01/2023 đến 30/06/2023 tại khoa nhi của bệnh viên sản nhi tỉnh An Giang. Kết quả Tình hình chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy phù hợp với khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế là 90,4%, không phù hợp là 9,6%. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong điều trị tiêu chảy là ceftriaxon (41,8%), kế đến là cefixim (19,5%) và ciprofloxacin (15,5%). Tỷ lệ phác đồ chỉ định kháng sinh với chế độ liều phù hợp khuyến cáo chiếm 86,4%, chế độ liều thấp hơn khuyến cáo là 2,4%. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh phối hợp là 14,8%. Thời gian chỉ định kháng sinh để điều trị tiêu chảy trong mẫu nghiên cứu trung bình là 5,41 ±2,8 ngày, trung vị là 5 ngày và khoảng tứ vị trong khoảng 4 – 6 ngày. Chỉ định sử dụng oresol và ringer lactate phù hợp với phác đồ của Bộ Y tế là 89,6%. Việc chỉ định oresol trong điều trị tiêu chảy chiếm 57,8% và chỉ định bổ sung lactate ringer là 43,8%. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 73,3%, tỷ lệ bổ sung Probiotics chiếm 81,3%. Qua phân tích mối liên quan một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh điều trị cho bệnh nhi tiêu chảy tại Bệnh viện Sản Nhi, kết quả ghi nhận được yếu tố nơi cư trú có mối liên quan đến việc sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong đối tượng sinh sống ở nông thôn cao hơn đối tượng sinh sống ở thành thị với OR=2,38; KTC 95% (1,13 – 4,98) và p=0,02 Kết luận Bệnh viện cần theo dõi tình hình tuân thủ chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. Cần có chỉ định Bù nước, lactacte ringer theo phác đồ và chẩn đoán chính xác tình trạng mất nước của bệnh nhi. Tăng cường bổ sung kẽm và probiotics nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Tuy nhiên, cần tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo cũng như cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố dự đoán dẫn đến chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1856 |
Appears in Collections: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.41 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 18.219.247.59 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.