Please use this identifier to cite or link to this item:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1853
Title: | Khảo sát tình hình sử dụng thuốc Ức chế bơm Proton tại Trung tâm y tế huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2021 |
Authors: | Trần, Công Luận Dương, Thị Ngọc Thùy |
Keywords: | Tình hình sử dụng thuốc Thuốc bơm proton Trung tâm y tế Tỉnh Sóc Trăng |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Tây Đô |
Abstract: | Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong phòng ngừa và điều trị loét dạ dày tá tràng và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị loét dạ dày tá tràng. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu, kèm dữ liệu tiến cứu ở mục tiêu 2, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin. Kết quả nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 66,5%. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 21-60 tuổi chiếm 65,8%. Đa số bệnh nhân sống cùng gia đình với 94,4%. Trình độ học vấn cao nhất là trung học phổ thông 50,7%. Chỉ số BMI trung bình là 21,87±3,78 kg/m2. Các loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng gồm pantoprazol (44%), omeprozol (24,7%), lansoprazol (17,7%) và esomeprazol (13,7%). 86,5% số đơn thuốc không có tương tác. Aspirin là thuốc tương tác được sử dụng chung với PPI nhiều nhất chiếm 29,3%. Tỷ lệ tương tác thuốc cao nhất là aspirin-pantoprazol (15,5%), tiếp theo là diazepam-omeprazol (12,1%), và 3 cặp thuốc có tỷ lệ 10,3%. Về mức độ tuân thủ điều trị, 11,6% bệnh nhân tuân thủ tốt, 50,2% tuân thủ trung bình, và 38,1% tuân thủ kém. Hai yếu tố có liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc có ý nghĩa thống kê là nhóm hoàn cảnh sống (p=0,000<0,05) và trình độ học vấn (p=0,003<0,05). Kết luận: Từ nghiến cứu, có thể thấy rằng PPI được sử dụng rộng rãi trong điều trị dạ dày tá tràng, với đa số bệnh nhân sử dụng các loại thuốc pantoprazol và omeprozol. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác thuốc cũng khá cao, đặc biệt là khi sử dụng chung với aspirin. Các vấn đề về việc uống thuốc và mức độ tuân thủ điều trị cũng cần được quan tâm để đảm bảo hiệu quả của điều trị. Cần có các giải pháp để giảm thiểu tương tác thuốc và cải thiện mức độ tuân thủ điều trị, bao gồm cải thiện tư vấn bệnh nhân, tăng cường kiểm soát định kỳ và giảm thiểu nguy cơ quên uống thuốc. |
URI: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1853 |
Appears in Collections: | Ngành Dược lý - Dược lâm sàng |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.47 MB | Adobe PDF | View/Open | |
Your IP: 18.223.210.196 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.