Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1849
Title: Khảo sát thực trạng sử dụng sử dụng thuốc chống tăng huyết áp ở người bệnh có chỉ định bắt buộc tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau năm 2022 (Từ ngày 01/07/2022 đến 31/12/2022)
Authors: Võ, Văn Bảy
Hứa, Trọng Nghĩa
Keywords: Tình hình sử dụng thuốc
Bệnh tăng huyết áp
Trung tâm y tế
Tỉnh Cà Mau
Issue Date: 2023
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Mục tiêu: "Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống tăng huyết áp ở người bệnh có chỉ định bắt buộc tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau năm 2022". Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số387 hồ sơ bệnh án có chỉ định dùng chống tăng huyết áp. Kết quả: Ghi nhận được số bệnh nhân nữ mắc bệnh chiếm tới 68,3%. Trong đó, độ tuổi trung bình của toàn mẫu là 69 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm 81 %. Về tiền sử đa phần bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp chiếm 90,5%. Bệnh nhân nhập viện do tăng huyết áp chiếm cao nhất tới 95,8%. Đa số bệnh nhân nhập viện (ban đầu) có mức huyết áp ≤140/80-90 mmHg chiếm 51,76%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện có nhịp tim từ 70-79 lần/phút chiếm tới 52,2%. Thể trạng (BMI) của bệnh nhân nhập viện trung bình trong nghiên cứu là 55,9 kg/m2. Đa phần nhóm thuốc chẹn kênh calci được sử dụng với tỷ lệ cao nhất 68,0%, Nhóm thuốc có chỉ định chiếm nhiều nhất là nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu chiếm tới 87,3%. Có tới 60,1% là đơn trị liệu, trong đó, điều trị nhóm thuốc chẹn kênh calci chiếm tới 32,5%. Trong đó, phác đồ (phối hợp 2 thuốc), thường xuyên được phối hợp trong điều trị là (captopril + amlodipin) chiếm tới 16,7%.. Về phác đồ (phối hợp 3 thuốc), được phối hợp điều trị nhiều nhất là (furosemid + captopril + amlodipin) chiếm 1,9%. Đánh giá tính hợp lý ở bệnh nhân tăng huyết áp: Sự lựa chọn thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi đa phần dùng amlodipin 5 mg nhiều nhất 43%, Phần lớn liều lượng nhóm ức chế men chuyển ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm bệnh thận mãn, hầu hết 100% bệnh nhân có GFR >30ml/phút. Trong đó, có 4 thuốc được sử dụng điều trị captopril 25 mg chiếm 45%. Chỉ có 1 bệnh nhân sử dụng bisoprolol 5 mg mắc bệnh rung nhĩ. chỉ ghi nhận được có 32 bệnh nhân gặp tương tác thuốc. Trong đó, tỷ lệ xảy ra tương tác ở mức độ nghiêm trọng chiếm nhiều nhất là (furrosemid + captopril) tới 19,1%, Đánh giá hợp lý sử dụng thuốc chống tăng huyết áp theo khuyết cáo Bộ y tế trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao là 78%. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu thuộc nhóm bệnh nhân cao tuổi, ngoài bệnh lý tăng huyết áp bệnh nhân trong nghiên cứu còn mắc thêm một hoặc nhiều bệnh lý đi kèm. Vì vậy, phối hợp thuốc trong quá trình điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân là đều không thể tránh khỏi.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1849
Appears in Collections:Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_2.43 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 52.14.234.146


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.