Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1593
Nhan đề: Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sự sinh trưởng của Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn 7 đến 37 ngày tuổi
Tác giả: Trần, Ngọc Tuyền
Nguyễn, Văn Triều
Từ khoá: Cá trê vàng
Độ mặn
Mật độ
Tăng trưởng
Tỷ lệ sống
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ và độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng để làm cơ sở xây dựng quy trình ương đối tượng này, và góp phần ổn định nuôi cá nước ngọt trong tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm về (i) ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng và (ii) ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Ở thí nghiệm thứ nhất, cá trê vàng cỡ 12,0 mg/con được ương với 3 nghiệm thức mật độ là 2 con/L (NT1); 4 con/L (NT2) và 6 con/L (NT3) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá được ương trong hệ thống bể composite 35L. Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 80,2-94,4% và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa các nghiệm thức. Tăng trưởng hàng ngày của cá nhanh nhất (53,0 mg/ngày) ở mật độ 2 con/L, khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Trong thí nghiệm hai, cá trê vàng được ương với 4 nghiệm thức độ mặn là 0‰ (NT1); 3‰ (NT2); 6‰ (NT3) và 9‰ (NT4). Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 80,9-92,0%, khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 3 nghiệm thức NT1, NT2 và NT3 nhưng khác biệt so với NT4. Tuy nhiên, ở độ mặn 3‰ cá tăng trưởng nhanh hơn so với cá ương ở độ mặn 6‰ và 9‰.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1593
Bộ sưu tập: Số 06

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_381.71 kBAdobe PDFXem
Your IP: 13.58.84.207


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.