Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1291
Title: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020
Authors: Trần, Công Luận
Nguyễn, Văn Thiện
Keywords: sử dụng thuốc
bệnh tiêu chảy
bệnh nhi nội trú
bệnh viện đa khoa
tỉnh Tây Ninh
Issue Date: 2022
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, dựa trên thông tin thu thập theo dõi bệnh nhân từ bệnh án. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân với tỉ lệ nam 61,5%, nữ 38,5%. Tỉ lệ sử dụng kháng sinh trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu là 37,2%. Chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có phân lỏng nhày và phân lỏng nhày máu là 100%, chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có và phân lỏng nước là 15,5%. Chỉ định kháng sinh ở tiêu chảy cấp phân máu và tiêu chảy kéo dài là 100%, còn ở tiêu chảy cấp là 33,8%. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là cefixim 34,6%. Trong điều trị tiêu chảy trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu trung bình là 3,66±1,61 ngày, trung vị là 3 ngày với thời gian điều trị ít nhất là 2 ngày và dài nhất là 8 ngày. Tỷ lệ phác đồ chỉ định kháng sinh với chế độ liều phù hợp khuyến cáo chiếm 35,9%, chế độ liều thấp hơn khuyến cáo 1,3%. Chỉ định oresol: Để điều trị tiêu chảy trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu là 25,6%. Chỉ định lactat ringer: Trong điều trị tiêu chảy không mất nước chiếm 25,4%. Liều dùng oresol: Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế độ phù hợp khuyến cáo trong nghiên cứu là 21,8% và thấp hơn khuyến cáo 3,8% còn lại là không có chỉ định oresol. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 9% trong tổng đặc điểm đối tượng nghiên cứu, trong đó kẽm được chỉ định với tỷ lệ cao nhất trong tiêu chảy phân lỏng nhày với 11,8%. Độ phù hợp khuyến cáo liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 85,7%. Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm tỷ lệ 83,3% trong tổng đặc điểm đối tượng nghiên cứu, tiêu chảy phân lỏng nhày máu được chỉ định bổ sung probiotic chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Các yếu tố liên quan ghi nhận được có ý nghĩa thống là bạch cầu trong máu với p=0,003<0,05 và neutrophil trong máu p=0,005<0,05. Kết luận: Tình hình sử dụng kháng sinh, oresol, kẽm trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú ≤ 6 tuổi là khá phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới về danh mục thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, cần tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo, hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1291
Appears in Collections:Ngành Dược lý - Dược lâm sàng

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_1.8 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 18.224.60.19


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.