Please use this identifier to cite or link to this item: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1165
Title: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô
Authors: Nguyễn, Tiến Dũng
Trần, Thúy Nghiệm
Keywords: yếu tố ảnh hưởng
động lực học tập
sinh viên
Đại học Tây Đô
Issue Date: 2018
Publisher: Đại học Tây Đô
Abstract: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô để từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực học tập của sinh viên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết được trình bày bao gồm hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi với một mẫu có kích thước n = 229 mẫu. Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại Trường Đại học Tây Đô. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lường các yếu tố tác động vào động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA, hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy, Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: “Điều kiện học tập”, “Chất lượng giảng viên”, “Môi trường học tập”, “Công tác quản lý”, “Chương trình đào tạo”, “Công tác sinh viên”, “Hoạt động phong trào” và thang đo “Động lực học tập” đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan với biến tổng của tất cả các biến đo lường đều lớn hơn 0,3 nên đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy 36 quan sát được nhóm lại thành 7 nhân tố độc lập, 4 quan sát động lực học tập nhóm thành một nhân tố Động lực học tập. Nghiên cứu tiếp tục kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập và động lực học tập của sinh viên. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố “Điều kiện học tập”, “Chất lượng giảng viên”, “Môi trường học tập”, “Chương trình đào tạo”, “Hoạt động phong trào” đều có tác động đến động lực học tập của sinh viên. Từ các phân tích kết quả thu được, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy động lực học tập của sinh viên Trường Đại học Tây Đô như sau: Tăng cường tiếp xúc giữa giảng viên với sinh viên; coi trọng hoạt động trên lớp của giảng viên; đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện học tập và môi trường học tập thuận lợi dành cho sinh viên; tổ chức thêm nhiều hoạt động phong trào cho sinh viên; các chương trình đào tạo cần được tiếp tục rà soát, cập nhật theo quy định và theo nhu cầu của thị trường lao động, định kỳ lấy ý kiến đóng góp của người học và các bên có liên quan.
URI: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1165
Appears in Collections:Ngành QTKD

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_1.89 MBAdobe PDFView/Open
Your IP: 3.137.159.163


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.