Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1142
Nhan đề: | Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại Ủy ban Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ |
Tác giả: | Nguyễn, Tiến Dũng Trần, Minh Khiết |
Từ khoá: | nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc công chức Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ |
Năm xuất bản: | 2017 |
Nhà xuất bản: | Đại học Tây Đô |
Tóm tắt: | Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại Ủy ban Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, có tính cấp thiết trong việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc tạo động lực làm việc trong các tổ chức công là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Mục tiêu đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại Ủy ban Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Đề xuất hàm ý quản trị nâng cao động lực làm việc tại Ủy ban Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ từ kết quả phân tích trên. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên 150 bảng khảo sát công chức viên chức đang làm việc tại Ủy ban Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đạt được: Một. Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố với 33 biến quan sát: môi trường làm việc, mức thu nhập, quan hệ trong công việc, cơ hội thăng tiến, trách nhiệm trong công việc, sự công nhận. Hai. Phân tích số liệu như: Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA; Phân tích hồi qui tuyến tính. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhân tố có tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của công chức, viên chức là môi trƣờng làm việc, mức thu nhập, cơ hội thăng tiến, sự công nhận. Trong đó, nhân tố có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc là cơ hội thăng tiến và tác động thấp nhất là sự công nhận. Ba. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc của công chức, viên chức nhƣ: Tạo động lực bằng việc tăng thu nhập khoa học, hợp lý; Xây dựng chính sách công nhận năng lực và đánh giá hiệu quả công việc; Tạo cơ hội thăng tiến cho công chức, viên chức; Cải thiện môi trường làm việc. Bốn. Hạn chế nghiên cứu và gợi mở nghiên cứu tiếp. |
Định danh: | http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1142 |
Bộ sưu tập: | Ngành QTKD |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ | 1.66 MB | Adobe PDF | Xem | |
Your IP: 18.220.210.111 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.