Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1006
Nhan đề: Ảnh hưởng của việc áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Phạm, Lê Thông
Võ, Thúy Hằng
Từ khoá: quản trị rủi ro
rủi ro tín dụng
Basel II
ngân hàng thương mại
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Đại học Tây Đô
Tóm tắt: Một trong những rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Mục tiêu của Basel II là: (1) Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; (2) Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế; (3) Đẩy nhanh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro, và việc đánh giá được rủi ro tín dụng thì dựa vào hai phương pháp sau: Phương pháp chuẩn hóa và phương pháp IRB. Đầu tháng 2/2016, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã yêu cầu triển khai thí điểm Basel II tại 10 ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước. Từ đó, số lượng NHTM trong nước áp dụng các chuẩn mực quản trị theo hiệp ước Basel II ngày càng tăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống QTRRTD theo chuẩn mực Basel II đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, sử dụng số liệu bảng được thu thập từ 26 NHTM trong giai đoạn 2010-2018. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này trung bình đạt 2,45%, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Basel II và quy định của Ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ các ngân hàng áp dụng hệ thống quản trị tín dụng theo Basel II chỉ đạt khoảng 39%. Kết quả ước lượng các mô hình với số liệu bảng: REM, FEM, FGLS hay GMM của Arelano-Bond đều cho thấy việc áp dụng Basel II sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng và ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, việc áp dụng Basel II đã thực sự nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM. Ngoài ra, kết quả ước lượng các mô hình cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các NHTM còn phụ thuộc vào quy mô tài sản, chi phí hoạt động, tỷ suất lợi nhuận và sự đa dạng hóa các hoạt động đầu tư của các ngân hàng.
Định danh: http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/1006
Bộ sưu tập: Ngành TCNH

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_960.25 kBAdobe PDFXem
Your IP: 18.119.119.119


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.